Văn hóa Cần Giuộc

Lễ hội tín ngưỡng dân gian: có 97 lễ hội

1. Có 49 lễ hội là Lễ Cầu An, chủ yếu vào tháng Giêng, một vài nơi cuối tháng Chạp hoặc đầu tháng 2, đối tượng thờ là Thành Hoàng Bổn Cảnh. Lễ Cầu An ở Cần Giuộc, tuy là lễ hội được tổ chức trọng thể nhất trong các lễ hội khác ở đình làng các xã so với các lễ hội Hạ điền, Cầu bông,… nhưng về mặt quy mô vẫn ở mức trung bình, nghi thức vẫn chưa đầy đủ nên toàn bộ lễ hội ở Cần Giuộc vẫn là hội lệ[5]

2. Có 2 lễ hội gắn với nhân vật được thờ là Hai Bà Trưng:

  • Miếu Lộc Trung ở ấp Lộc Trung, xã Mỹ Lộc
  • Nguyễn Văn Thành: đình Phú Thành ở ấp Phú Thành, xã Phước Lý

3. Có 1 lễ hội có đối tượng thờ đặc biệt là Anh hùng liệt sĩ thuộc miếu Vong Uất ở ấp Phước Hưng, xã Phước Lâm

4. Có 6 lễ hội là cúng Hạ điền, thời gian khoảng tháng 4 đến tháng 5 thờ Thần Nông

5. Có 8 lễ hội là cúng Cầu bông, thời gian khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 thờ Thần Nông

6. Có 5 lễ hội cúng bà Chúa Xứ, thờ Chúa Xứ Nương Nương chủ yếu vào tháng 2 đến tháng 3

7. Có 19 lễ hội là cúng Bà Ngũ Hành, thờ Ngũ Hành Nương Nương, thời gian chủ yếu vào tháng 2 đến tháng 3

8. Có 1 lễ hội là cúng Thổ Thần

9. Có 1 lễ hội là cúng Tống phong

10. Có 6 lễ hội là cúng Tiên sư ở ấp Mương Chài.

Tất cả lễ hội ở Cần Giuộc, múa hát thờ trong khi tế chỉ có một hình thức là nhạc lễ và diễn trò lễ:

  • Lễ vật dâng thánh trong Lễ Cầu An hầu hết là tế lợn sống, hoặc đầu lợn sống
  • Lễ vật dâng thánh trong lễ cúng Bà Chúa Xứ, bà Ngũ Hành là gà, xôi nếp
  • Có 1 lễ hội duy nhất lễ vật là đồ chay (cơm chay, trái cây) là lễ Cầu An, đình Lộc Tiền, ấp Lộc Tiền, xã Mỹ Lộc. Lý giải: do cộng đồng cư dân vùng này đa số là tín đồ đạo Cao Đài.

Không lễ hội nào ở Cần Giuộc có trò chơi dân gian.

Tất cả lễ hội ở Cần Giuộc đều đọc sớ bằng âm Hán Việt chữ quốc ngữ.

Không lễ hội nào ở Cần Giuộc có tổ chức rước (rước sắc, rước văn, rước nước, rước thánh).

Việc tổ chức hát cho dân làng xem trong lễ hội, chỉ có hình thức tuồng và cải lương, nhưng hiện nay không còn.

Lễ hội là cúng Miếu Bà Chúa Xứ, Bà Ngũ Hành, đa số có hát bóng rỗi, múa mâm vàng.[6]

Nghề truyền thống

Huyện Cần Giuộc còn 7 nghề truyền thống:[7]1. Nghề mộc: nằm rải rác ở các xã trong huyện

2. Nghề rèn: còn 50 hộ làm nghề tại xã Trường Bình

3. Nghề se nhang còn 71 hộ làm nghề tại 2 xã: Phước Lâm, Thuận Thành

4. Nghề đóng ghe: chủ yếu ở các xã vùng hạ

5. Nghề chằm lá: chủ yếu ở các xã vùng hạ Phước Vĩnh Đông

6. Nghề đan mây tre chủ yếu ở các xã vùng thượng như: Phước Lý, Phước Lâm, Phước Hậu

7. Nghề đánh bắt cá: chủ yếu ở các xã vùng hạ

8. Nghề cổ truyền có số lượng người tham gia làm nghề đông nhất: Nghề chằm lá

9. Nghề cổ truyền có số lượng người tham gia làm nghề ít nhất nhưng trên nhiều địa bàn nhất: Nghề mộc.

Nghệ thuật cổ truyền

Huyện Cần Giuộc còn tồn tại sáu loại hình nghệ thuật cổ truyền, đó là: nhạc lễ, nhạc tài tử, múa lân, dân ca (hò đối đáp, hò cấy, hát lý), lò võ, bóng rỗi tại 16 xã, thị trấn:[8]

  • Loại hình nghệ thuật còn tồn tại phổ biến nhất: nhạc tài tử (35 nơi), dân ca (19 nơi), nhạc lễ (15 nơi)
  • Loại hình nghệ thuật còn nhiều nghệ nhân nhất: nhạc lễ, nhạc tài tử: 24 nghệ nhân, dân ca: 17 nghệ nhân, bóng rỗi: 12.

Phong tục tập quán

Phong tục tập quán ở Cần Giuộc về cơ bản cũng giống như ở Cần Đước. Trong 19 phong tục, tập quán truyền thống, đa số nhân dân ở Cần Giuộc không còn theo các tục lệ đầy cử, đổi tên (phần âm) cho con, bán con cho phật cho thánh, xuống đồng, hàn thực, cơm mới. Các tục lệ mừng thọ, lên lão, cúng thổ địa ít người còn theo. Tục dựng nêu, hạ nêu rất hiếm người theo và hầu như không còn ai theo.[9]

Tại 17 xã, thị trấn huyện Cần Giuộc còn lưu giữ được 11 phong tục, tập quán truyền thống, trong đó:

Việc bảo lưu phong tục tập quán ở Cần Giuộc không mang giá trị tuyệt đối về mức độ bảo lưu từng phong tục. Cụ thể trong 8 phong tục tập quán còn bảo lưu ở Cần Giuộc, có những phong tục cộng đồng còn lưu giữ nhưng không còn giữ đúng như giá trị của nó do nhiều điều kiện khác nhau.

Văn hóa ẩm thực

  • Cần Giuộc hiện còn các món ăn đặc sản là mắm còng, cua lột, tôm sú, cốm ngò, lịch cũ
  • Món ăn nổi tiếng nhất ở Cần Giuộc: cốm ngò.

Tri thức dân gian

Huyện Cần giuộc hiện còn:[10]

  • 34 người biết chữ nho
  • 19 người biết bói toán, xem phong thủy
  • 45 thầy lang gia truyền
  • 30 thầy cúng.

Di tích - Danh thắng

Toàn huyện hiện còn lại tổng cộng khoảng 14 di tích:[11]

  • Di tích lịch sử khu vực Rạch Bà Kiểu: ở ấp Lũy, xã Phước Lại
  • Di tích lịch sử khu vực Cầu Kinh là nơi xảy ra trận đánh đầu tiên và ác liệt nhất trong chiến dịch 45 ngày đêm đánh Mỹ ở vùng Hạ Cần Giuộc (từ 5/6 đến 20/07/1967) ở ấp I, xã Phước Vĩnh Tây
  • Di tích lịch sử khu vực Ngã Năm Mũi Tàu: địa điểm tập trung cuộc biểu tình ngày 22 tháng 7 năm 1961 (năm Tân Sửu) của nhân dân huyện Cần Giuộc ở xã Trường Bình
  • Di tích lịch sử khu vực Sân banh Cần Giuộc ở thị trấn Cần Giuộc
  • Di tích lịch sử khu vực Cầu Tre là địa điểm ghi dấu chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược cuối tháng 10 âm lịch năm 1967 ở ấp Thạnh Trung, xã Phước Vĩnh Đông
  • Di tích lịch sử khu vực Gò Sáu Ngọc ở ấp Phước Thuận, xã Phước Lâm
  • Di tích lịch sử khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình ở ấp Trị Yên, xã Tân Kim
  • Di tích lịch sử khu tưởng niệm Nguyễn Trung Trực ở ấp Trị Yên, xã Tân Kim
  • Di tích lịch sử Đình Chánh Tân Kim
  • Di tích lịch sử văn hóa Chùa Tôn Thạnh gắn liền sự tích ông Tăng Ngộ ở ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc
  • Di tích khảo cổ học Rạch Núi ở ấp Tây, xã Đông Thạnh
  • Di tích kiến trúc nghệ thuật Miếu Bà Ngũ Hành ở xã Long Thượng
  • Di tích lịch sử văn hóa Chùa Thới Bình tọa lạc tại ngã ba Vàm Rạch Dừa thuộc ấp Phước Thới, xã Phước Lại
  • Di tích chùa Thạnh Hòa
  • Nghĩa trang Cần Giuộc.